Thực đơn cỗ cưới ngon – rẻ – đúng chuẩn phong tục
Mỗi nơi có một phong tục tập quán khác nhau, vì vậy cỗ cưới cũng sẽ khác nhau. Cỗ cưới của từng vùng miền sẽ khác biệt và đặc trưng cho vùng miền ấy. Cùng Boong Wedding – Dịch vụ chụp ảnh, quay phim phóng sự cưới tìm hiểu thực đơn cỗ cưới vừa ngon, rẻ lại đúng chuẩn phong tục nhé!
Thực đơn cỗ cưới ngày xưa
Miền Bắc vốn nổi tiếng về lễ nghi và sự cầu kỳ do ảnh hưởng của phog kiến 1000 năm Bắc thuộc. Chính vì vậy mà thực đơn cỗ cưới ở miền Bắc cũng đòi hỏi có nhiều sự kỳ công hơn, đặc biệt là vùng đất Hà Thành. Như thời xưa, mâm cỗ cưới thường sẽ phải có các món: Bóng cá sủ, súp yến, vi cá mới, ăn cỗ xong phải tráng miệng bằng bánh phu thê (bánh su sê) mới thật là xứng mặt đám cưới chốn kinh thành.
Còn chốn làng quê khi sắp cưới, cả gia đình hai bên phải chuẩn bị trước cả năm trời. Cỗ được nấu ở nhà và thường giết gà, heo, trâu, bò để tổ chức ăn uống linh đình. Lợn, gà, chim, cá… mua về sẽ được nuôi và vỗ béo, sau đó mới đem ra làm thịt đãi cả làng cả họ. Một con lợn sẽ làm được rất nhiều món khác nhau như: Lòng luộc, nem tai, giò lụa, canh chân giò…Gà luộc lá chanh là món không thể thiếu trong bất kỳ buổi tiệc nào của người miền Bắc.
Mâm cỗ tiệc cưới ngày xưa của người miền Bắc thường là mâm 6 người, ăn từ sáng đến tối. Cứ vào đủ 6 người một mâm là chủ nhân buổi tiệc sẽ dọn hết toàn bộ thức ăn lên bàn để mọi người ai muốn ăn gì thì ăn, chứ không dọn theo thứ tự các món. Khi ăn xong, người ta cũng thường mang về những phần thức ăn mà mình không ăn để làm quà cỗ cho người ở nhà.
Thực đơn cỗ cưới ngày nay
Dù cuộc sống đã phát triển và có nhiều sự đổi thay trong cách ăn uống. Nhưng thông thường, mâm cỗ cưới của người Hà Nội ngày nay phải đủ các món măng, bóng, chim ngói hoặc chim câu hầm, nấm thả, gà luộc lá chanh, chả quết hạnh nhân, nộm, xôi gấc… Đĩa xôi gấc cũng là một biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc hôn nhân.Còn ở quê, thực đơn cỗ cưới cũng phong phú hơn rất nhiều: thịt gà, thịt lợn, xôi, măng nấu , khoai nấu, nộm, giò…
Thực đơn cỗ cưới chi tiết:
Dù giờ bạn hoàn toàn có thể đặt cỗ cưới tại các nhà hàng và theo sự gợi ý từ họ nhưng các cô dâu chú rể cũng có thể biết thêm về menu mâm cỗ cưới để chuẩn bị cho đám cưới thật tốt
- Khai vị: Súp gà ngô ngọt, súp măng tây, súp bí ngô kem nấm
- Món rán: Tôm bóc vỏ chiên trứng muối – Tôm hấp trái dừa – Tôm chiên khoai
- Món cá: Cá quả phi lê sốt – Cá tầm nướng – Cá hấp xì dâu
- Món sốt, hầm: Thịt bò sốt tiêu đen – Bò lúc lắc – Chân giò hầm – Thịt bò xào
- Món gà, chim truyền thống: Gà xối mỡ chiên da giòn – Chim câu sốt nước dừa – Chim quay – Gà luộc lá chanh
- Nộm: Nộm xoài – Nộm sứa – Nộm rau quả thập cẩm
- Món xào: Các loại rau xào theo mùa
- Món canh: Canh măng khô nấu mọc – Canh bóng – Canh mọc tôm – canh khoai bí
- Tinh bột: Xôi vò hạt sen, xôi gấc – cơm tám
- Tráng miệng: Caramen (bánh flan), hoa quả (trái cây)
Cần lưu ý gì khi chọn thực đơn cỗ cưới ?
Khi chọn thực đơn cưới miền Bắc bạn nên chọn các món thanh đạm, chú trọng vào hương vị gốc của món ăn thay vì nêm nếm quá nhiều gia vị. Thời tiệc miền Bắc cũng thay đổi rõ rệt theo mùa nên cặp đôi cũng nên chọn món hợp lý. Mùa Đông chọn súp, cháo hay lẩu nóng còn Hè thì món thanh đạm như gỏi, trái cây.
Xem thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới xa
Kinh nghiệm chụp ảnh, quay phim phóng sự cưới
Nguồn: quayphimcuoi.vn