Tìm hiểu về phong tục cưới miền Nam
Có rất nhiều bạn trẻ vào Nam lập nghiệp và định cư. Khi quay phim phóng sự cưới cho các bạn chúng tôi gặp rất nhiều tình huống hài hước do không hiểu được phong tục cưới miền Nam. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những quan niệm cưới hỏi của người Nam Bộ.
Trình tự đám cưới theo phong tục đám cưới miền Nam
Đám cưới miền Nam cũng có 3 quá trình giống như miền Bắc, miền Trung, gồm:
- Dạm ngõ
- Ăn hỏi
- Lễ cưới
Tuy nhiên thì từng nghi lễ này lại có những nét khác biệt độc đáo riêng của nó.
Lễ dạm ngõ
Đối với những người từ vùng khác thì lễ dạm ngõ thường được làm chung với lễ ăn hỏi cho thuận tiện về mặt địa lý.
Lễ ăn hỏi
Trong lễ ăn hỏi nhà trai sẽ chuẩn bị “sính lễ” mang tới nhà gái, gồm
Mâm quả
Số lượng mâm quả ở miền Nam thường là số chẵn (4 / 6 / 8 tráp). Người miền Nam cho rằng số chẵn tượng trưng cho sự sánh đôi, sinh sôi, phát triển. Đặc biệt, người ta tin rằng số 6 tượng trưng cho tài lộc, may mắn, hạnh phúc.
Mâm quả trong miền Nam cũng có những thứ giống như miền Bắc: trầu cau, rượu, thuốc lá, chè,.. Ngoài ra, tráp trong miền Nam còn có:
Bánh phu thê (bánh xu xê)
Thể hiện tình yêu lứa đôi, hi vọng cuộc sống hôn nhân viên mãn. Chiếc bánh này gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, thể hiện sự gắn bó keo sơn của vợ chồng.
Gà quay, lợn quay, xôi, hoa quả:
Những lễ vật này tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng. Người miền Nam tin rằng lễ cưới có mặn có ngọt biểu hiện sự phong phú, nhiều của ăn của để.
Lễ đen
Lễ đen chính là chiếc tráp nhỏ có phong bì hỷ mà nhà gái thách cưới nhà trai trước đó.
Lễ vật dành riêng cho cô dâu
Là tráp lễ gồm áo dài và trang sức nhà trai mang tới tặng cô dâu. Tráp lễ này thường không bắt buộc.
Nghi thức ăn hỏi theo phong tục cưới miền Nam
Nhà trai mang lễ đến nhà gái. Trưởng tộc dẫn đầu, chú rể cầm khay trầu với đôi đèn ( to bằng chân đèn trên bàn thờ nhà gái). Song song là mẹ chú rể với khay lễ đen, phụ rể bưng khay rượu. Theo sau là đội hình bê tráp.
Trưởng tộc xin phép nhà gái cho nhập gia làm lễ. Mẹ chú rể sẽ trao tráp lễ đen tận tay mẹ cô dâu. Sau khi nhận tiền cheo thì khay lễ này sẽ được để lên bàn thờ nhà gái. Chú rể sẽ đem tráp áo dài và trang sức trao cô dâu, cô dâu thay đồ và ra tiếp khách cùng chú rể.
Lễ cưới
Trong lễ cưới chính thức sẽ bao gồm các nghi lễ: lễ lên đèn, lễ thành hôn và lễ đón dâu
Lễ lên đèn: cô dâu chú rể sẽ cùng nhau thắp nến và đặt đèn lên bàn thờ nhà gái. Trong quá trình nến cháy, phải giữ cho ngọn lửa liên tục và đều nhau. Người miền Nam quan niệm rằng nếu nến cháy lệch là cô dâu sẽ bắt nạt chú rể. Còn nếu nến tắt là điềm báo không lành.
Lễ thành hôn: Chú rể sẽ rót rượu cho trưởng tộc mời hai họ và tuyên bố thành hôn. Sau đó, cô dâu chú rể sẽ làm các nghi thức: cúng bái tổ tiên, dâng trà kính cha mẹ, mời nước quan khách,… Sau đó, chú rể khui sâm panh, bạn bè, khách mời chúc phúc và tặng quà cưới. Cuối cùng, trưởng tộc nhà trai tuyên bố kết thúc lễ thành hôn và rước dâu về.
Những nét văn hóa trong phong tục cưới miền Nam vừa đơn giản mà vẫn đầy ý nghĩa tinh tế. Mong rằng các cô dâu, chú rể của Boong Wedding Film khi làm lễ tại miền Nam với bạn đời của mình nhớ lưu ý.
Nguồn: quayphimcuoi.vn