Duy trì các nghi thức trong đám cưới truyền thống góp phần làm đậm đà bản sắc dân tộc.
Đám cưới là một trong những dốc mốc quan trọng nhất và thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi cặp đôi. Vì vậy, việc các đôi uyên ương phải hiểu và nắm rõ các nghi thức trong đám cưới truyền thống để chuẩn bị cho tốt là thực sự cần thiết. Nếu bạn đang có ý định chuẩn bị đám cưới thì hãy cùng Boong Wedding điểm qua các nghi thức trong đám cưới truyền thống của người Việt nhé!
Theo những gì ông cha ta truyền lại từ ngày xưa thì có 5 nghi thức trong đám cưới truyền thống lần lượt là:
Chạm Ngõ – Ăn hỏi – Xin dâu – Đón dâu – Tiệc cưới – Lại mặt.
1. Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ (một số nơi còn gọi là lễ chạm ngõ) là nghi lễ đầu tiên trong một đám cưới truyền thống.
Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt của nhà trai và nhà gái. Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi trai gái đi đến hôn nhân. Buổi gặp mặt đơn giản, chủ yếu để hai gia đình hiểu nhau hơn. Buổi gặp mặt cũng không cần lễ vật rườm rà mà chỉ cần trầu cau, bánh kẹo.
Dù là nghi thức đơn giản nhưng đây là một trong các nghi thức trong đám cưới truyền thống không thể bỏ qua. Vì nếu bỏ qua nghi thức này thì mà tiến tới đám cưới trong khi hai gia đình không quen nhau là vô cùng đường đột. Hai gia đình vẫn cần sắp xếp buổi gặp mặt thân mật để cùng nhau nói chuyện và bàn bạc trước chuyện kết hôn của đôi uyên ương.
2. Lễ ăn hỏi
3. Lễ xin dâu – một trong các nghi thức cưới truyền thống mà ngày nay đã bị lược bỏ
Trước khi đón dâu chính thức thì nhà trai sẽ cử một người phụ nữ thân thiết trong gia đình mang cau trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Nhà gái sẽ nhận cơi trầu rồi mang thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của gia đình. Đây là một nghi thức lâu đời, có ý nghĩa như chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng
4. Lễ rước dâu
Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật (nếu nhà gái yêu cầu) để đón cô dâu về nhà.
Đến nhà gái, đoàn rước nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu tiền bối trong đoàn, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.
Trong ngày này, gia đình hai gia đình sẽ trao của hồi môn, vàng cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang,viên mãn..
5. Tiệc cưới
Sau khi diễn ra các nghi thức truyền thống trong đám cưới, đôi uyên ương sẽ tổ chức tiệc cưới để mời khách. Việc đãi tiệc như một cách chính thức thông báo tin kết hôn và mong muốn mọi người đến chung vui, chúc phúc. Người tham dự sẽ có phong bì đỏ là tiền mừng cưới. Tiệc cưới thường tổ chức tại gia đình cô dâu, chú rể. Tuy nhiên, ngày nay nhiều cặp đôi lựa chọn nhà hàng, khách sạn để tổ chức tiệc cưới.
6. Lễ lại mặt
Nghi lễ truyền thống trong đám cưới người Việt là lễ lại mặt. Lễ này còn gọi là lễ nhị hỷ. Sau đám cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ vật để đôi vợ chồng son về nhà gái. Thời gian đôi uyên ương về lại mặt là khoảng từ 1-4 ngày và thường được tổ chức vào buổi sáng.
Ngày nay không phải nghi thức nào trong các nghi thức trong đám cưới truyền thống trên được giữ lại. Nhiều nghi thức đã được rút gọn và gộp lại. Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình mà mọi người có những sắp xếp khác nhau trong đám cưới.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các nghi thức trong đám cưới truyền thống của người Việt!
Nguồn: Quayphimcuoi.vn
Có thê bạn quan tậm:
7 trung tâm tiệc cưới chất lượng tại Hà Nội
Những điều nhà gái cần làm cho đám hỏi hoàn hảo