3 nghi lễ cần thiết cho đám cưới Việt
Người Việt Nam luôn cầu kì và chu đáo. Đặc biệt là các sự kiện trọng đại trong đời người như xây nhà, lấy vợ. Chính vì thế mà “thủ tục” để rước được nàng về nhà vô cùng phức tạp. Hãy cùng Boong Wedding Film xem có bao nhiêu nghi lễ cần thiết cho đám cưới Việt Nam các bạn nhé!
-
Dạm ngõ
Lễ dạm ngõ chính là ngày hai bên gia đình chính thức gặp mặt nhau để bàn chuyện cưới hỏi.
Với phong tục của người Việt Nam ngày trước thì lễ này phải kéo dài 3 năm, 6 lần. Nhưng với cuộc sống hiện đại ngày nay, nghi lễ này đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều.
Lễ dạm ngõ không quá phức tạp. Người nhà trai sẽ mang phủ vải đỏ lên trầu cau, trà, rượu,… theo cặp mang sang nhà gái. Nhiều người chỉ còn coi đây là một thứ khá hình thức vì hai bên gia đình có thể đã gặp và thuận lòng nhau từ trước đó rồi.
2. Ăn hỏi
Ăn hỏi nói theo ngôn ngữ hiện đại hơn một chút chính là lễ đính hôn. Đây chính là nghi lễ mà nhà gái chính thức hứa gả con gái của mình cho nhà trai.
Thường sính lễ sẽ được nhà gái quyết định, ở cả hai miền. Nhưng với người miên Bắc, số lượng trong các tráp trầu cau thường là số lẻ, hoàn toàn trái ngược với người miền Nam.
Lễ vật đem tới lễ ăn hỏi thường là trầu cau, rượu, thuốc lá, mứt, kẹo, bánh suse, hoa quả… Sau khi hai bên đã ngồi lại với nhau, nhà trai bắt đầu phát biểu và giới thiệu các thành viên tới dự lễ ăn hỏi hôm đó. Và để đáp lễ, nhà gái cũng sẽ nói đáp lại lời nhà trai và chính thức nhận lễ.
Bước cuối cùng trong lễ ăn hỏi chính là thắp hương để báo cáo các cụ phía trên. Sau khi nhà gái đã đồng ý gả con và nhận lễ, hai bên thông gia sẽ cùng nhau lên bàn thờ thắp nén hương báo cáo với tổ tiên.
Sau lễ ăn hỏi, tất cả những gì cô dâu chú rể trông đợi nhất chính là lễ rước dâu.
3. Rước dâu
Đây chính là nghi lễ cuối cùng, cũng là nghi lễ trang trọng nhất.
Cô dâu sẽ chuẩn bị thật tươm tất và xinh đẹp. Nhà trai nhà gái chuẩn bị bàn tiệc, sính lễ và mời khách. Sau lễ rước dâu thì cô dâu chính thức trở thành “con hai nhà”.
Vào ngày rước dâu, nhà trai sẽ đến nhà gái thật sớm, mang theo xe hoa, quà và sính lễ. Đại diện nhà trai sẽ lên thắp hương cúng bái tổ tiên một lần nữa trước khi chính thức đưa dâu. Sau đó, bố cô dâu sẽ đưa con sang nhà chồng và mẹ cô dâu sẽ ở nhà theo tục lệ.
Khi về tới nhà trai, đại diện nhà gái cũng sẽ lên thắp hương cho tổ tiên nhà trai như một thông báo chính thức về việc thành hôn. Cuối cùng chính là tiệc rượu để chiêu đãi khách mời đã đến dự lễ cưới của đôi bạn trẻ.
Các nghi lễ cần thiết cho đám cưới là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Điều này một phần là truyền thống, một phần để thể hiện sự chân thành của hai bên gia đình.
Tùy theo phong tục và điều kiện của mỗi gia đình mà các nghi lễ có thể được tổ chức khác nhau. Nhưng tất cả các nghi lễ cần thiết cho đám cưới này đều cần dựa trên tình cảm gia đình và tình yêu.
Nguồn: quayphimcuoi.vn